I. CÂU HỎI CỦA PHỤ HUYNH VỀ CÁCH DẠY CON LÀM CHỦ ĐỒNG TIỀN
Q1: Có quá sớm để dạy trẻ em về vấn đề tiền bạc?
A1: Theo các nghiên cứu thì độ tuổi 9-15 là độ tuổi phát triển tốt nhất của não bộ, đồng thời hình thành nhân cách cho trẻ từ sớm. Do đó việc đào tạo tốt nhất và đảm bảo các em tiếp nhận tốt nhất là giai đoạn này. Ngoài ra, ở độ tuổi này suy nghĩ của các em đang đến độ trưởng thành nên giáo dục các em về tài chính như là một kỹ năng sống là hết sức phù hợp.
Q2: Có nên cho trẻ kiếm tiền quá sớm vì tôi sợ nó ham kiếm tiền quên học?
A2: Bài học về kiếm tiền được đưa vào chương trình học nhằm mục đích giúp các em hình dung được việc kiếm tiền khó khăn và vất vả thế nào, từ đó các em hiểu được đồng tiền chân chính phải được kiếm tìm bằng sức lao động của mình. Và việc các em sẽ hiểu được giá trị đồng tiền thông qua việc kiếm tiền là mục đích chính của chúng tôi.
Q3: Con tôi hiện giỏi kiếm tiền nhưng tôi không biết hướng dẫn sao cho đúng?
A3: Có một số em có các khả năng riêng, và việc bộc lộ khả năng kiếm tiền khi còn rất sớm là một trong số đó. Điều này là tốt nếu chúng ta biết cách hướng dẫn các em đi đúng hướng. Và trong chương trình của chúng tôi thì kiếm tiền chỉ là 1 trong 5 nội dung học. Các em sau khi biết được điều căn bản đầu tiên là kiếm tiền thì cũng cần phải biết cách tiêu tiền cho hợp lý, biết cách tiết kiệm để chi xài khi có việc đột xuất (sinh nhật bạn bè…), xa hơn là biết cách đầu tư dài hạn cho tương lai như thế nào. Và sau cùng, điều không kém quan trọng là các em cần biết chia sẻ với những người xung quanh, nên bài học từ thiện được đưa vào chương trình đào tạo như một định hướng giúp các em hoàn thiện nhân cách khi tiếp xúc với đồng tiền cũng như trưởng thành trong xã hội.
Q4: Việc con biết về tiền có giúp gì trong việc hình thành nhân cách của trẻ?
A4: Như đã trình bày bên trên, chương trình của chúng tôi dạy cho trẻ 5 phẩm chất:
- Giá trị của đồng tiền và hiểu cách KIẾM TIỀN
- Tầm quan trọng và thực hành TIẾT KIỆM
- Tầm quan trọng và biết cách XÀI TIỀN
- Tầm quan trọng và cách thức ĐẦU TƯ
- Tầm quan trọng và cách thức chia sẻ, làm TỪ THIỆN
Thông qua 5 phẩm chất trên, các em sẽ hiểu giá trị đồng tiền, là một trong những điều căn bản và quan trọng trong đời sống. Từ đó hoàn thiện nhân cách và định hướng tương lai của các em.
Q5: Tôi sợ dạy bé về tiền bạc bé sẽ quá tập trung suy nghĩ về tiền rồi có thể trở nên ích kỷ với người xung quanh?
A5: Ở đây chương trình dạy các em không chỉ là Kiếm tiền, mà cả về Tiết kiệm, Tiêu tiền, Đầu tư và Từ thiện. Do đó các em sẽ không lệch lạc dẫn đến ích kỷ, mà còn học và biết bài học chia sẻ. Tuy nhiên việc giáo dục các em cần kết hợp nhịp nhàng giữa chuyên gia và gia đình để giáo dục các em tốt nhất và hiệu quả nhất.
Q6: Làm sao biết động cơ kiếm tiền, Tiêu tiền của con là đúng, không bị lệch lạc quá tham lam?
A6: Các em nhận thức về giá trị đồng tiền đúng đắn thì không chỉ biết Kiếm tiền, Tiêu tiền mà còn biết cách Tiết kiệm để dự phòng, biết cách đầu tư để thực hiện ước mơ cũng như biết cách chia sẻ với gia đình, bạn bè hoặc làm Từ thiện. Nếu trẻ em chưa được dạy dỗ các bài học trên dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc như sùng bái đồng tiền hoặc tham lam.
Q7: Làm sao để con tôi có được ước mơ? Vì tôi thấy nó chẳng có ước mơ gì cả?
A7: Theo nghiên cứu của các nhà giáo dục, để giúp trẻ xây dựng được ước mơ cũng như hoài bão có một số phương pháp phổ biến như sau:
- Giúp bé có cơ hội trải nghiệm nhiều chiều của cuộc sống, ví dụ cho trẻ đi du lịch khám phá thiên nhiên, đi thăm viếng những cộng đồng dân cư, văn hoá khác nhau; đi thăm các làng nghề; tham gia các hoạt động từ thiện như thăm trẻ mồ côi, người gìa neo đơn; đi xem hoặc tham gia các hoạt động văn hoá nghệ thuật…
- Phụ huynh gợi ý, đặt câu hỏi đến những vấn đề mà bé quan tâm, hay những việc thích hay không thích, tiếp tục đặt câu hỏi tại sao để tìm nguyên nhân, sau đó dẫn dắt trẻ những hướng để tránh những việc/vấn đề mình không thích, hoặc làm được và theo đuổi những việc mình thích. Từ đó giúp trẻ dần dần hình thành mơ ước hoặc hoài bão của trẻ.
- Phụ huynh cũng có thể chia sẻ ước mơ cháy bỏng của chính mình, mục đích để làm ví dụ cho bé có thể hình dung về ước mơ.
- Giúp bé vẽ họa đồ ước mơ: mục đích giúp bé hình dung cụ thể ước mơ của mình sẽ như thế nào, ra làm sao? Điều này sẽ thôi thúc trẻ quyết tâm thực hiện mơ ước của mình.
Q8: Khi hướng dẫn con về tiền bạc, tôi có quy ra tiền, là con làm được cái này được bao nhiêu. Khi bé có tiền và đi chơi bằng tiền của bé thì bé tiết kiệm hơn. Tuy nhiên khi bé làm được gì cũng quy ra tiền và đòi tiền mẹ. Làm sao để khắc phục được tình trạng này?
A8: Việc quy ra tiền cho các công việc khi bé làm việc nhà hay giúp đỡ ba mẹ thường dễ xảy ra, để hạn chế việc bé hình thành thói quen “cái gì cũng quy ra tiền” phụ huynh có thể áp dụng cách sẽ lập ra danh sách những việc thuộc trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình trẻ phải làm mà không có tiền trợ cấp, và danh sách còn lại là những việc trẻ có thể làm mà không ảnh hưởng đến việc học và đảm bảo an toàn sẽ có trợ cấp bằng tiền. Cụ thể các công việc mỗi danh sách còn tuỳ thuộc văn hoá của mỗi gia đình, tính cách và độ tuổi của trẻ.
Một số công việc không nên quy ra tiền có thể là những việc liên quan đến cá nhân bé như đánh răng, rửa mặt, tắm rửa, xếp quần áo của mình, xếp chăn màn khi ngủ dậy, tự dọn dẹp góc học tập, đồ chơi…
II. CÂU HỎI CỦA PHỤ HUYNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH LÀM CHỦ ĐỒNG TIỀN
Q1. Bé nhà tôi 10 tuổi, nếu như tôi cho con đi học lớp cơ bản 1 ngày, và chương trình nâng cao đến hè mới tổ chức, vậy trong thời gian đó bé có còn nhớ những kiến thức mà mình đã học được không? Bé mới 10 tuổi có thể tiếp nhận chương trình nâng cao không? Nếu không thể học lớp nâng cao thì chương trình chuyển tiếp sẽ như thế nào, tôi không muốn nó đi học 1 ngày rồi thôi.
A1: Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo lãnh đạo trẻ, độ tuổi từ 10 tuổi trở lên được gọi là độ tuổi vàng. Độ tuổi này trẻ có thể tiếp thu được các kiến thức như một người trưởng thành. Vì thế em có thể hoàn toàn phù hợp tham gia lớp cơ bản – KHÁM PHÁ! Làm Chủ Đồng Tiền.
Nội dung của khóa KHÁM PHÁ! Làm Chủ Đồng Tiền bao gồm:
- 1 ngày học dành cho các em từ 7.30 sáng đến 7.00 tối;
- 1 buổi hội thảo dành cho phụ huynh với chủ đề “Dạy Con Làm Chủ Đồng Tiền”;
- 1 buổi sinh hoạt với phụ huynh sau khoá học;
- 1 buổi ôn tập các bài học Làm Chủ Đồng Tiền dành cho các em.
- 1 buổi tham gia thực hành các bài học Kiếm tiền, Tiêu tiền, Tiết kiệm và Từ thiện;
- Ngoài ra các em còn được tham dự các chương trình:
o Hội thi Ý Tưởng Từ Thiện của em sẽ được tổ chức 1 năm 2 lần;
o Hội thi game Làm chủ đồng tiền;
o Tham gia Câu Lạc Bộ Thịnh Vượng
Ngoài ra các em còn được tham gia các bài trắc nghiệm như sau:
Trước Khoá học:
- Bài trắc nghiệm đánh giá các phương pháp học phù hợp (nghe, nhìn, hay hoạt động);
- Bài trắc nghiệm về kiến thức Làm chủ đồng tiền;
Sau Khoá học:
- Bài kiểm tra trắc nghiệm đánh giá kiến thức sau khóa học 15 ngày.
Mục đích của những hoạt động này giúp bé nhớ bài học và tạo cơ hội cho bé thực hành những ứng dụng các bài học. Và một điều chắc chắn là để có thể thay đổi hoặc hình thành phẩm chất qua những gì được phải cần thời gian và sự đồng hành tích cực của phụ huynh và chương trình. Chương trình luôn chào đón những câu hỏi cũng như thắc mắc của phụ huynh liên quan đến nội dung Dạy con làm chủ đồng tiền cho từng trường hợp cụ thể qua số hotline/email hoặc có thể trao đổi trực tiếp tại các hội thảo định kỳ dành cho phụ huynh chưa và đã tham gia khoá học.
Đối với trẻ 10 tuổi đã qua lớp Khám Phá, sẽ được phỏng vấn trực tiếp trước khi quyết định trẻ có thể tham gia lớp nâng cao – NHÀ ĐầU TƯ TRẺ! Làm Chủ Đồng Tiền. Tuỳ thuộc vào môi trường hiện tại trong gia đình, có thể là có ba mẹ làm trong ngành tài chính, trẻ có thông tin hoặc đã làm quen với Đầu Tư qua những câu chuyện hàng ngày trong gia đình; vào tính cách của trẻ có thiên hướng đầu tư; khả năng tiếp thu và khi trẻ đã được trang bị các khái niệm phần trăm, tỉ lệ và phân số, thì trẻ hoàn toàn có thể tham gia lớp nâng cao – NHÀ ĐẦU TƯ TRẺ! Làm Chủ Đồng Tiền.
Trong trường hợp bé chưa đủ sức để học lớp nâng cao, trẻ có thể tham gia lớp THỰC HÀNH! Làm Chủ Đồng Tiền.
Q2. Tôi thấy chương trình này rất hay, bổ ích, nhưng nhà chưa cho bé tiếp xúc với tiền, hơn nữa bé cũng không có cơ hội để xài tiền, gì cũng có người làm hết rồi, nên cho bé đi học ở độ tuổi này (9 – 15) hơi sớm.
A2: Như đã trình bày, lứa tuổi từ 9-15 tuổi được gọi là lứa tuổi vàng – lứa tuổi có thể lĩnh hội tốt nhất và trí não đặc biệt là chất xám đã phát triển hoàn toàn nên thể tiếp thu được những kiến thức như một người trưởng thành. Việc trẻ đang ở lứa tuổi này nhưng chưa có cơ hội tiếp xúc với tiền cũng như là cơ hội tiêu tiền thì càng nên cho trẻ tham gia chương trình. Vì mục tiêu của chương trình là giáo dục trẻ về giá trị đồng tiền, giá trị lao động, giúp trẻ hiểu được tiền phải lao động vất vả mới có được, điều này giúp trẻ hiểu được ba mẹ phải vất vả làm việc để lo cho con được đầy đủ như hiện tại, giúp trẻ quý trọng những gì mình đang có và có thể giúp đỡ ba mẹ qua việc không đòi hỏi những thứ không cần thiết…
Q3. Gia đình tôi tuy không giàu có, nhưng đi đâu cũng có đón đưa, không có cơ hội nào để cho con tiếp xúc với tiền thì làm sao học lớp Làm Chủ Đồng Tiền hiệu quả được?
A3: Việc trẻ chưa có cơ hội tiếp xúc với tiền cũng như chưa có cơ hội tiêu tiền thì càng nên cho trẻ tham gia chương trình. Vì mục tiêu của chương trình giáo dục trẻ về giá trị đồng tiền, giá trị lao động, giúp trẻ hiểu được phải lao động vất vả mới kiếm được tiền, điều này giúp hiểu được ba mẹ phải vất vả làm việc để lo cho con được đầy đủ như hiện tại, giúp trẻ quý trọng những gì mình đang có và có thể giúp đỡ ba mẹ qua việc không đòi hỏi những thứ không cần thiết…
Q4: Có quá sớm để dạy trẻ em về vấn đề đầu tư?
A4: Thực ra là không quá sớm, phần bài học “Đầu tư”, chúng tôi chỉ truyền tải những ý niệm, khái niệm, cũng như các hình thức đầu tư một cách căn bản nhất để các em có những hình dung ban đầu, để các em ý thức được rằng đồng tiền có thể sinh lợi một cách chân chính như thế nào.
Q5: Có nên dạy trẻ phải làm từ thiện? Từ thiện có cần dạy không, vì nó phụ thuộc vào tấm lòng và cảm nhận của mỗi con người?
A5: Theo chúng tôi là nên dạy các em về nghĩa vụ từ thiện, mặc dù đây là một phần trong cảm nhận của mỗi con người. Tuy nhiên ở giai đoạn hình thành nhân cách sống này, chúng ta cần cho các em biết về sự sẻ chia với những người kém may mắn hơn mình, đó cũng là cách giáo dục lòng yêu thương nhân loại. Và khi dạy các em các bài học này, nó sẽ khắc vào tiềm thức các em, giúp các em có những suy nghĩ và hành động đúng đắn.
Q6: Tại sao phải dạy trẻ 5 bài học chứ không phải 2 hoặc 3?
A6: Chúng tôi đã có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, và 5 bài học được lựa chọn phù hợp với các em, nhằm xây dựng và định hướng nhân cách cho các em. Như chúng ta cũng biết, đồng tiền có những cám dỗ nhất định, nếu hiểu được tất cả 5 bài học, các em sẽ không bị lệch lạc và có những suy nghĩ cũng như hành động đúng đắn.
Q7: Có cần dạy theo thứ tự không?
A7: Theo quan điểm của chúng tôi thì nên dạy theo thứ tự vì:
Hiểu cách kiếm tiền giúp các em biết quý trọng sức lao động và biết nguồn gốc các vật dụng trong nhà từ đâu mà có. Từ đó các em tự điều chỉnh thái độ, hành vi đối với đồng tiền và là cơ sở để chúng ta dạy các em bài học tiết kiệm và xài tiền tiếp theo, sau đó là bài học đầu tư để hoạch định tương lai dài hạn của các em cũng như trách nhiệm của các em đối với người thân và cộng đồng sẽ được đề cập đến trong bài học từ thiện.
Q8: Dạy cho trẻ cách kiếm tiền vào thời điểm này tốt nhưng chương trình có chỉ ra được những cách kiếm tiền phù hợp với tuổi hay không? (Những cách kiếm tiền được ví dụ trong hội thảo phụ huynh không đồng ý)
A8: Có rất nhiều cách thức kiếm tiền khác nhau trẻ em có thể làm, không đòi hỏi phải có tài năng đặc biệt, không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến việc học và không mất nhiều thời gian như vẽ tranh, chụp hình, làm thiệp, cho thuê mướn truyện, xếp hình thú…Chương trình không thể chỉ ra cụ thể những cách thức nào mà hướng dẫn cho trẻ những lợi ích của các công việc kiếm tiền và các kỹ năng cần thiết để có thể kiếm được tiền tốt. Tuy nhiên nếu trẻ cần đánh giá các công việc nào mà trẻ có thể làm có phù hợp với khả năng của từng trẻ và văn hoá gia đình không thì tác giả và đội ngũ thực hiện chương trình có thể thực hiện tư vấn riêng cho từng trường hợp.
Q9: Chương trình chia sẻ là giúp trẻ hình thành nhân cách nhưng kiếm tiền và đầu tư không phải là một nét nhân cách mà là kỹ năng? Những kỹ năng đó giúp bé hình thành những nét nhân cách nào?
A9: Kiếm tiền và Đầu tư không phải là nét nhân cách cũng như là kỹ năng mà là những phẩm chất giúp trẻ thành công trong cuộc sống. Với nội dung Kiếm tiền: chương trình hướng đến việc giáo dục các em làm việc ở tuổi này với mục đích không chỉ vì tiền, mà học hỏi qua công việc mà trẻ làm như rèn luyện kỹ năng, trao dồi kinh nghiệm và cách giao tiếp ví dụ đơn giản như vẽ tranh bán. Công việc này rèn luyện trí sáng tạo, óc thẩm mỹ với năng khiếu sẵn có của trẻ qua đó trẻ nhận thức được giá trị của lao động. Tương tự trong bài học Đầu Tư mục tiêu chương trình là hướng đến việc giúp trẻ hiểu những khái niệm về đầu tư, giúp trẻ có khả năng đánh giá phân tích để có thể lựa chọn các kênh đầu tư phù hợp với tính cách của từng trẻ. Bài học Kiếm Tiền và Đầu Tư là giúp trẻ rèn luyện ý thức tự tin và độc lập để có thể giúp trẻ thỏa mãn được các mơ ước của mình, giúp được cha mẹ và xã hội. Do đó các phẩm chất này là nền tảng để hình thành lên nhân cách của từng trẻ.
Q10: Tôi thấy chương trình chỉ 1 ngày liệu có quá ngắn?
A10: Chương trình sử dụng phương pháp học tập khoa học và tiên tiến, thông qua phim ảnh, trò chơi, nhiều ví dụ và bài tập ứng dụng nên các em tiếp thu nhanh, dễ nhớ và ứng dụng tốt. Tuy nhiên, để chương trình học thật sự phát huy hiệu quả rất cần đến những hoạt động sau khóa học như làm bài tập, tham gia các hoạt động thực tiễn để ứng dụng bài học và đương nhiên, không thể thiếu sự nhắc nhở, quan tâm của phụ huynh đối với con em mình.
Q11: Tôi thấy chương trình dạy 1 ngày liệu có quá dài?
A11: Thực tế hoạt động tổ chức khóa học cho thấy thời gian 01 ngày, từ 7.30 sáng đến 7.00 tối là vừa đủ để chuyển tải những vấn đề cơ bản nhất của khóa học, không thể rút ngắn hơn được nữa.
Q12: Có bao nhiêu chương trình Làm Chủ đồng tiền?
A12: Hiện có 1 chương trình Làm Chủ Đồng Tiền nhưng chia ra nhiều lớp:
- Lớp KHÁM PHÁ! Làm chủ đồng tiền: giúp các em có thể hiểu 5 phẩm chất để làm chủ đồng tiền;
- Lớp THỰC HÀNH! Làm chủ đồng tiền: giúp các em ứng dụng 05 bài học thực tiễn, sinh động và bổ ích;
- Lớp NHÀ ĐẦU TƯ TRẺ! Làm chủ đồng tiền: giúp các em đào sâu hơn kiến thức tài chính cũng như các ứng dụng thực tiễn.
Q13: Những chương trình và hoạt động hỗ trợ phụ huynh và trẻ sau khóa học?
A13: Đến với lớp KHÁM PHÁ! Làm chủ đồng tiền, ngoài 01 ngày học chính, còn những hoạt động khác sau khoá học khác nhằm giúp trẻ học được hiệu quả như:
- 1 buổi hội thảo dành cho phụ huynh với chủ đề “Dạy Con Làm Chủ Đồng Tiền”;
- 1 buổi sinh hoạt với phụ huynh sau khoá học;
- 1 buổi ôn tập các bài học Làm Chủ Đồng Tiền dành cho các em.
- 1 buổi tham gia thực hành các bài học Kiếm tiền, Tiêu tiền, Tiết kiệm và Từ thiện;
- Các em còn được tham dự các chương trình:
o Hội thi Ý Tưởng Từ Thiện của em sẽ được tổ chức 1 năm 2 lần;
o Hội thi game Làm chủ đồng tiền;
o Tham gia Câu lạc bộ Thịnh Vượng
Ngoài ra các em còn được tham gia các bài trắc nghiệm như sau:
Trước Khoá học:
- Bài trắc nghiệm đánh giá các phương pháp học phù hợp (nghe, nhìn, hay hoạt động);
- Bài trắc nghiệm về kiến thức Làm chủ đồng tiền;
Sau Khoá học:
- Bài kiểm tra trắc nghiệm đánh giá kiến thức sau khóa học 15 ngày.
Q14: Chương trình này thì khá bổ ích, nhưng công ty chưa có được hướng đi, mục tiêu cụ thể, dài hạn. Chỉ tổ chức 1 chương trình rồi có những chương trình theo sau nhưng chưa hoàn chỉnh. Ví dụ các đơn vị khác khi tổ chức chương trình họ có được những hoạt động và khóa học xuyên suốt, tháng nào cũng tổ chức, và hoàn thiện kỹ năng cho bé (trung tâm Ido rất hay)
A14: Nội dung trả lời như câu 13
Q15: Những trải nghiệm chương trình chỉ là những trò chơi giáo dục thôi mà chỉ có một ngày thì có thể cho trẻ nhận thức tốt hơn nhưng làm thế nào để trẻ hình thành thói quen và hành vi?
A15: Để hình thành thói quen và hành vi thì cần phải có thời gian và nó là một quá trình, không phải một sớm một chiều mà có được. Bên cạnh đó cần có sự tác động từ nhiều phía như từ gia đình, các bậc phụ huynh, xã hội… về phía chương trình Làm Chủ Đồng Tiền, các trẻ tham gia sẽ được tham gia các hoạt động bổ trợ sau chương trình như câu lạc bộ Thịnh Vượng, chương trình “Doanh Nhân Nhí, Ý Từ Thiện” cũng như được tư vấn giải đáp miễn phí các thắc mắc của từng trẻ.
Q16: Chương trình “Doanh Nhân Nhí, Ý Từ Thiện” là gì?
A16: Đây là chương trình kết hợp giữa công ty BMC và sân chơi hướng nghiệp KizCity. Với chương trình này, trẻ có thể tham gia rất nhiều trò chơi bao gồm các trò chơi về kiếm tiền (làm sữa trong nhà máy sữa, làm tiếp viên hàng không, lính cứu hỏa…) và các trò chơi về tiêu tiền (học nấu ăn, làm bánh, học làm ảo thuật…). Đồng thời trẻ sẽ được tham gia hoạt động bán hàng (các hàng hoá do trẻ làm ra hoặc hàng hoá cũ gia đình không còn sử dụng). Tiền thu được trẻ có thể để dành để chi tiêu và trích một phần để làm từ thiện.
Q17: Đối với phụ huynh có con trong giai đoạn từ 9 - 15 tuổi phụ huynh chỉ mong chương trình giúp trẻ biết cách quý trọng và sử dụng tiền hợp lí, vậy chương trình sẽ làm gì để giúp bé hiểu rõ điều này?
A17: Chương trình sử dụng phương pháp giảng dạy hiện đại và thực tiễn để giúp trẻ học được hiệu quả nhất. Chương trình dạy trẻ 5 bài học về Kiếm tiền, Tiêu tiền, Tiết kiệm, Đầu tư và Từ thiện qua nhiều hình thức và công cụ trực quan như xem phim (11 phim), thảo luận, bài tập (9 bài tập), hoạt động (5 hoạt động), trò chơi (12 trò chơi tập thể), ứng dụng (2 ứng dụng lớn).
Q18: Phụ huynh có thể gặp trực tiếp tư vấn viên để được hỗ trợ cách giáo dục con cái về tiền bạc không? Nếu có thì sẽ hỗ trợ như thế nào?
A18: Phụ huynh có thể gặp trực tiếp tư vấn viên BMC để được hỗ trợ bằng cách gọi điện thoại trực tiếp, qua email hoặc đến công ty gặp bộ phận Hỗ Trợ Khách Hàng.
Q19: Trước khóa học, công ty có gửi những thông tin chuẩn bị về khóa học đến phụ huynh không? Nếu có thì khi nào và đó là những thông tin nào?
A19: Trước khóa học, công ty có gởi những thông tin chuẩn bị về khóa học cho phụ huynh bao gồm: Bài trắc nghiệm đầu vào (kiểm tra nhận thức về tiền bạc cho trẻ, kiểm tra phương pháp học tập phù hợp dành cho trẻ), thông báo tham gia chương trình. Các thông tin này sẽ được gởi cho phụ huynh 01 tuần trước khi khóa học diễn ra.
Q20: Nếu sau khi tham dự chương trình mà bé vẫn như vậy không biết tiết kiệm thì tôi phải làm sao?
A20: Việc thay đổi thói quen của trẻ luôn cần thời gian và môi trường (gia đình, trường lớp, bạn bè…) để thực hiện. Nếu trẻ nhận được sự hướng dẫn và được gia đình làm gương, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động sau chương trình thì chắc chắn trẻ sẽ có sự thay đổi.
Q21: Học phí có đắt quá không?
A21: Chương trình có giá là 2 triệu đồng cho một khoá học 1 ngày từ 7.30 sáng đến 7.00 tối. Chương trình bao gồm:
• Bài trắc nghiệm xác định phương pháp học tập trước khoá học
• Đồng phục
• Tài liệu
• Ăn trưa (thức ăn nhanh: KFC/Lotte),
• 3 bữa ăn nhẹ (trái cây, bánh ngọt, bánh mặn, sữa)
• Nước uống suốt chương trình
• Phiếu quà tặng tổng giá trị lên đến 500.000VND/em
• Thực hành mua sắm tại siêu thị
• Bài tập kiểm tra đánh giá sau khoá học
• 1 giảng viên chính và 15 điều phối viên/trợ giảng (1điều phối viên/trợ giảng sẽ hướng dẫn và quản lý một nhóm 4 học viên)
Ngoài ra còn có những hoạt động hổ trợ khác (xem câu 13)
Q22: Con cái sẽ hành xử giống cha mẹ, nếu cần dạy con về tiền thì cha mẹ phải làm gương, vậy có cần khóa học này không?
A22: Vấn đề giáo dục là việc cần kết hợp giữa các bên, bao gồm gia đình, nhà trường và xã hội, nếu thiếu một bên nào thì việc giáo dục cũng trở nên khập khiễng. Do đó chương trình này ra đời cũng nhằm bù đắp khoảng trống từ giáo dục trường học và phụ giúp gia đình trong việc dạy dỗ các em. Và dĩ nhiên, việc giáo dục này thành công cũng cần vào sự giám sát hướng dẫn từ phía phụ huynh.
Q23: Chương trình này có phù hợp với văn hoá Việt Nam?
A23: Chúng tôi đã có tham khảo các chương trình nước ngoài, tìm hiểu văn hóa Việt Nam để thiết kế các đề mục học phù hợp với đời sống văn hóa Việt.
Q24: Có cần thiết là chuyên gia tâm lý mới dạy trẻ em được?
A24: Theo quan điểm của chúng tôi, để giáo dục trẻ em nhất thiết phải có hiểu biết về tâm lý giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, không nhất thiết là chuyên gia tâm lý mới dạy được trẻ em. Các nhà sư phạm thường dùng môn tâm lý giáo dục như một công cụ để truyền đạt các kiến thức khoa học đến các em.
Q25: Chương trình này có bản quyền không?
A25: Chương trình này đã được đăng ký bản quyền tại Việt Nam bởi công ty Beautiful Mind Consulting (BMC). Chương trình do ông Vũ Thế Dự và cộng sự thiết kế và phát triển.
Q26: Nội dung chuơng trình này ở nguồn nào?
A26: Đây là chương trình 100% do người Việt Nam sản xuất trên cơ sở tham khảo và kế thừa các quan điểm giáo dục, khoa học tiến bộ trên thế giới.
III. CÂU HỎI CỦA PHỤ HUYNH SAU KHÓA HỌC
Q1: Sau khi học về tôi thấy bé có kể về những gì đã học, trao đổi với mẹ là cái này tiêu sản, hay đi siêu thị là phải ăn trước. Tuy nhiên vẫn không thấy bé thay đổi gì rõ rệt cả?
A1: Câu này mình sẽ trả lời phụ huynh bằng một câu hỏi là phụ huynh mong đợi con em mình thay đổi rõ rệt điều gì. Tư vấn viên có thể dựa theo câu trả lời về cam kết của chương trình cũng như câu trả lời về muốn con em mình thay đổi thì cần có sự phối hợp cao hơn nữa giữa chương trình và phụ huynh.
Q2: Sau khi bé đi học lớp này về bé có thay đổi, nhưng tôi lo rằng bé sẽ quên vì chương trình chỉ có 1 ngày, mà tôi lại không biết nên hướng dẫn bé tiếp theo những gì? Vì thực ra tôi không biết bé đã được học những gì?
A2: Để giúp em nhớ bài và ứng dụng được các kiến thức đã học, chương trình có những hoạt động sau khóa học khác như:
- 1 buổi hội thảo dành cho phụ huynh với chủ đề “Dạy con làm chủ đồng tiền”;
- 1 buổi sinh hoạt với phụ huynh sau khoá học;
- 1 buổi ôn tập các bài học Làm Chủ Đồng Tiền.
- 1 buổi tham gia thực hành các bài học Kiếm tiền, Tiêu tiền, Tiết kiệm và Từ thiện;
- Các em còn được tham dự các chương trình:
o Hội thi Ý Tưởng Từ Thiện của em sẽ được tổ chức 1 năm 2 lần;
o Hội thi game Làm chủ đồng tiền;
o Tham gia Câu lạc bộ Thịnh Vượng
Ngoài ra các em còn được tham gia các bài trắc nghiệm như sau:
- Bài trắc nghiệm đầu vào (kiểm tra kiến thức về tiền và xác định phương pháp học tập) trước khoá học
- Bài kiểm tra trắc nghiệm đánh giá kiến thức sau khóa học 15 ngày.
Khi học trẻ được phát tài liệu đầy đủ và phụ huynh có thể kiểm tra để biết con em mình đã học những gì.
Q3: Bài kiểm tra trước và sau khóa học nên gởi cho phụ huynh những câu nào các em làm sai, để phụ huynh có thể dựa vào đó mà hướng dẫn bé kỹ hơn.
A3: Vâng, chương trình sẽ áp dụng.
Q4: Chương trình này đối với bé 17 tuổi như con chị thì chị thấy hài lòng, nhưng nếu cho bé nhỏ 12 tuổi đi học thì chị thấy hơi lãng phí?
A4: Câu này mình cần hỏi rõ phụ huynh là tại sao họ lại thấy lãng phí…. Từ đó mình sẽ có cách trả lời phù hợp.
Q5: Chương trình có cam kết gì về sự thay đổi của con em?
A5: Chương trình không thể đảm bảo 100% con bạn sẽ có thể làm chủ đồng tiền ngay sau khóa học. Con bạn có thể làm chủ đồng tiền hoàn toàn nếu chính bạn, gia đình bạn cùng chúng tôi tác động đến quá trình này một cách tích cực.
Theo kết quả của cuộc khảo sát kéo dài liên tục các học viên đã tham gia các khóa học của chương trình, trên 90% học viên, 6 tháng sau khi tham gia khóa học, hiểu và duy trì được những thay đổi tích cực và có định hướng tương lai cho bản thân rõ ràng hơn, có ý thức hơn trong việc làm chủ đồng tiền để có thể giúp em thỏa mãn ước mơ, giúp đỡ được gia đình và xã hội.
Q6: Các thống kê về khóa học hiện nay như thế nào?
A6: Đây là các số liệu thống kê về chương trình của các em:
Độ tuổi tham gia của các em:
Theo loại trường học:
Các đánh giá của các em sau chương trình:
Xếp loại các em theo đánh giá bài học sau chương trình 15 ngày: